6 loại thực phẩm nếu không biết cách chế biến, sẽ biến thành chất độc vô cùng nguy hiểm

Với những thực phẩm này, nếu không biết cách chế biến hoặc nấu chưa chín, bạn và gia đình sẽ dễ phải đối mặt với tình trạng ngộ độc.

Sữa đậu nành

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Trong sữa đậu nành có chứa độc tố saponin. Vì thế, khi ăn chúng, bạn cần nấu chín kỹ nếu không sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Lý do vì khi sữa chỉ được đun nóng đến khoảng 80 ℃, sẽ sản sinh ra phản ứng saponin nhiệt, khiến bọt nổi và nhiều người nhầm lẫn là sữa đã chín nhưng thực chất đó chỉ là hiện tượng “giả sôi”.

Ở nhiệt độ này, saponin trong sữa đậu nành và các thành phần độc hại khác không hoàn toàn bị phá hủy. Nếu uống sữa đậu nành chưa được đun sôi kĩ sẽ dễ dẫn đến ngộ độc, viêm dạ dày, ruột trong vòng 1 giờ sau khi uống.

Cách chế biến đúng:

– Đun sữa nóng đến đến 100 ℃.
– Hớt bỏ toàn bộ phần bọt sữa khi những bọt sữa biến mất cũng đồng nghĩa với việc các chất độc đã được loại bỏ.
– Sữa sôi nên vẫn đun thêm 10 phút để loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại.

Đậu xanh

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Cũng như sữa đậu nành, đậu xanh cũng chứa độc tố saponin. Và nếu không được nấu chín kĩ, chúng cũng sản sinh ra saponin, kích thích đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nấu chưa chín, đậu xanh còn có thêm lectin gây đông máu, nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày của cơ thể, ngộ độc thức ăn.

Cách chế biến đúng:

Ninh thật nhừ và chín đậu xanh hoàn toàn.

Củ sắn (Củ mì)

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Sắn tươi có chứa nhiều độc tố gentiopicroside. Vì thế nếu ăn sắn sống hoặc chưa nấu chín sẽ có các chất độc hại như glycosid, có khả năng gây ngộ độc.

Nguyên nhân vì chất này vào cơ thể sẽ kết hợp với enzyme gentiopicroside để tạo ra axít hydrocyanic sau khi thủy phân axit, cực độc với cơ thể.

Cách chế biến đúng:

– Bóc vỏ sắn trước khi luộc

– Ngâm với nước sạch để làm giảm bớt glycosides cyanogenic tan.

– Không nên ăn sắn vừa mới được đào lên.

– Luộc kĩ sắn trước khi ăn.

Dưa chua

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Dưa chua có chứa độc tố nitrite dù được coi là thực phẩm rất đưa cơm. Khi hàm lượng nitrit vào cơ thể sẽ biến oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin, gây ra tình trạng thiếu oxy mô, đầu độc cơ thể.

Cách chế biến đúng:

– Ăn các loại rau tươi, hạn chế việc muối chua.
– Rửa sạch dưa muối bằng nước đun sôi trước khi ăn.

Khoai tây mọc mầm

Những củ khoai tây mọc mầm hay khoai tây có màu xanh có chứa độc tố solanine

Cách chế biến đúng:

– Lưu trữ khoai tây ở nơi khô mát để ngăn chặn mọc mầm
– Loại bỏ những củ khoai tây nảy mầm hoặc thịt có màu xanh đậm.

Nấm tươi

Ảnh minh họa: internet
Ảnh minh họa: internet

Nấm tươi là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có chứa độc tố morpholino có thể gây ra hiện tượng viêm da, dị ứng, một số người bị khó thở do phù thanh quản.

Cách chế biến đúng:

– Không nên ăn nấm lạ có màu sắc sặc sỡ.

*****
*****

Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản

Bệnh trĩ là một bệnh khó nói do người bệnh thường cảm thấy ngại ngùng khi nói cho người khác. Tuy nó không gây nhiều nguy hiểm nhưng bệnh trĩ lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Với thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không phù hợp như hiện nay thì tỷ lệ người mắc bệnh trĩ đang có xu hướng ngày một gia tăng.

Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản
Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản

Bệnh trĩ có thể được chữa trị bằng cả phương pháp Tây y lẫn Đông y. Sau đây bài viết xin chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh trĩ theo dân gian vừa tiện dụng lại an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi áp dụng các bài thuốc nam này người bệnh cần phải kiên trì và cần phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống hợp lý mới mang lại hiệu quả thực sự.

1. Bài thuốc trị bệnh trĩ từ hoa thiên lý

Cây thiên lý là loại cây thực vật rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Hoa thiên lý thường được sử dụng để làm thực phẩm trong các món xào, nấu canh. Hoa của nó thường được thu hoạch vào mùa hè. Cây thiên lý ngoài việc sử dụng hoa làm thực phẩm thì trong Đông y còn sử dụng hoa và lá thiên lý để làm vị thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Cây thiên lý có tác dụng giải nhiệt bên trong cơ thể bị trĩ nội, có triệu chứng chảy máu, rát hậu môn.

Cách sử dụng lá thiên lý chữa trĩ theo dân gian như sau: Dùng lá thiên lý còn non khoảng 100g đã rửa sạch, muối ăn chừng 5g (1 muỗng cà phê). Giã lá với muối, thêm vào 30ml nước đun sôi để ấm, rồi lọc qua màn vải hay gạc (đã tẩy trùng). Dùng hỗn hợp thấm vào bông tẩm (đã rửa sạch bằng thuốc tím) thành bông băng. Đắp bông băng lên chỗ búi trĩ lòi, ngày làm khoảng một đến hai lần, kết hợp uống với nước lá thiên lý tươi khoảng 3-4 bát một ngày.

2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá

Bài thuốc này là cách lựa chọn đơn giản để đầy lúi bệnh trĩ bởi loại rau này rất dễ tìm, được trồng phổ biến và sử dụng thường ngày trong bữa ăn. Tuy nhiên khi áp dụng bài thuốc này người bệnh bệnh phải thực sự kiên trì mới đem lại hiệu quả. Rau diếp cá là loại rau gia vị cung cấp rất nhiều chất xơ và có tác dụng giải nhiệt rất tốt, đây là một loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh trĩ. Rau diếp cá rửa sạch sau đó ngâm nước muối chừng 5 phút, để ráo nước. Người bệnh nên ăn sống kèm với các món ăn trong ngày. Ngoài ra để phát huy thêm hiệu quả bệnh nhân nên nấu lá diếp cá, dùng nước còn nóng để xông cho người bệnh sau đó nước ấm thì dùng để ngâm. Bã diếp cá sau khi nấu xong thì đắp lên chỗ búi trĩ cho bệnh nhân. Người bị trĩ kiên trì áp dụng phương pháp này thì bệnh sẽ khỏi hẳn.

3.Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Đu đủ là loại quả được nhân dân ta trồng nhiều. Nó được dùng làm thực phẩm, trong Đông y thì đu đủ xanh được sử dụng làm bài thuốc điều trị bệnh trĩ. Bằng cách cắt đôi quả đu đủ xanh còn tươi (quả chứa nhiều nhựa) đến giờ đi ngủ thì úp 2 nửa quả đu đủ vào hai bên cẳng chân, để như vậy qua đêm. Tác dụng của phương pháp này giống như một loại thuốc bôi co mạch trực tiếp làm cho các mạch búi trĩ co lại. Khi các búi trĩ biến mất thì ngưng dùng cách này. Bệnh nhân có thể kết hợp nấu đu đủ xanh ăn như canh hàng ngày cũng rất tốt cho người bệnh bởi chất xơ trong đu đủ xanh giúp cho hệ tiêu hóa dễ hoạt động hơn, người bệnh dễ dàng khi đi tiêu.

4.Đẩy lùi bệnh trĩ bằng nhân hạt gấc

Đu đủ xanh là bài thuốc thường dùng để chữa trĩ
Bệnh nhân có thể dùng 40g nhân hạ gấc giã nát, trộn với ít dấm thanh rồi bọc vào vải đắp lên búi trĩ.

5. Mật ong rừng nguyên chất chữa trĩ

Phương pháp này người bệnh nên kiên trì trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên nó lại rất dễ áp dụng và dễ uống. Người bệnh hàng ngày sau khi ngủ dậy uống ngay 1 thìa mật ong rừng nguyên chất. Lưu ý nên sử dụng mật ong rừng nguyên chất, không nên sử dụng mật ong nuôi vì sẽ làm giảm hiệu quả.

6. Lá trầu không và rau muống chữa bệnh trĩ.

Đem đun lên lấy nước rồi ngâm trong vòng 15-30p, ít nhất 1 ngày 1 lần, không thì 2 lần/ngày là rất tốt. Cục trĩ đó sẽ thu lên rất nhanh, hiệu quả rất tốt.

Hoặc lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày 2 lần, mỗi lần 100g. Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng, chữa nhiều chứng bệnh mà tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.