4 câu đố thời học sinh chúng ta giải ‘dễ như trở bàn tay’ nhưng bây giờ thì… rất khó!

Hãy xem chúng ta trả lời được bao nhiêu nhé. :)

1. Gia đình này có bao nhiêu người?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Cùng thử sức tiếp nhé: Chó, mèo và thỏ có tổng cân nặng bằng bao nhiêu?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Tiếp nào: Rất nhiều người đã chào thua với câu đố này, còn bạn?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

4. Và cuối cùng: Theo bạn thì A, B, C, D hay E mới là đáp án đúng của câu đố sau?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bạn trả lời được bao nhiêu câu hỏi? Hãy kiểm tra đáp án nhé:

1. Gia đình này có 12 người.

Những người đó bao gồm: 1 bố 1 mẹ sinh ra 3 người con, 3 người con lập gia đình, người con trưởng sinh được 1 người con trai đầu và người con gái thứ 2. Người con thứ 2 sinh được một người con gái. Người con thứ 3 sinh được 1 người con gái. Như vậy là đủ 4 bố, 4 mẹ, 4 anh, 6 chị và 9 em.

2. Ta có 2 cách giải câu đố này:

Cách thứ nhất: Giả sử cộng 3 hình đầu lại sẽ có 2 con thỏ, 2 con mèo, 2 con chó có tổng số kg là: 10 + 20 + 24 = 54kg. Như vậy tổng thỏ, mèo, chó là: 54/2 = 27kg.

Cách thứ 2: Từ hình 1 ta có thỏ + mèo = 10kg và hình 2 là thỏ + chó = 20kg. Từ đó ta suy ra: chó hơn mèo 10kg. Kết hợp với hình 3, mèo + chó = 24kg, ta suy ra chó = (24+10)/2 = 17kg, mèo = (24-10)/2 = 7kg, kết hợp hình 1 hoặc 2 suy ra thỏ cân nặng 3 kg. Vậy hình cuối ta có chó + mèo + thỏ = 17 + 7 + 3 = 27 kg.

3. Ta có nhiều cách vẽ để có thể đáp ứng yêu cầu đề bài.

Ví dụ như: Đặt bút ở số 6 nối lên số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 3 hoặc bắt đầu từ số 3, 6, 1, 2, 3, 4, 5, 6.

4. Đáp án là C.

Từ hình vẽ ta suy luận được chậu = 8, hủ = 17 và nồi = 9. Như vậy, chậu + hủ + nồi = 8 + 17 + 9 = 34.

Theo Hạo Hà tổng hợp/Đại Kỷ Nguyên

*****
*****

Cô giáo dạy 8:2=4 nhưng học trò không hiểu, cả lớp đều chê cậu ngốc, nhưng sau đó cậu bé giải thích khiến tất cả ‘im bặt’

Hôm đó, trời nắng nhẹ, vì đang vào thu nên mọi thứ trông cũng trong trẻo hơn. Cành lá xanh mướt một màu. Trên nhành cây cao cao, vài chú chim đang ríu rít gọi bầy. Rảo bước trên sân trường quen thuộc từ mấy năm nay, nhưng Hà vẫn cảm thấy sao mọi thứ vẫn luôn mới mẻ như ngày cô mới bước vào trường để giảng dạy.

Ngay khi vừa nhìn thấy Hà bước vào lớp, lũ trẻ đứa nào đứa nấy liền chạy biến về chỗ, nghiêm trang: “Chúng em chào cô ạ!”. Hà nhìn lũ trẻ một lượt rồi mỉm cười, ra hiệu cho lũ trẻ ngồi xuống.

Hà bước nhẹ lên bục giảng, ánh nắng vàng chiếu nhẹ vào cửa sổ chỗ cô ngồi. Trong tà áo dài thấp thoáng, Hà trông như một cô tiên bước ra từ truyện cổ tích vậy. Dạy học là cuộc sống của cô. Cô yêu công việc này, yêu các cô bé, cậu bé học trò bằng cả trái tim mình. Cô âu yếm nhìn lũ trẻ một lượt, rồi nhẹ nhàng mở hộp phấn, lấy ra một viên, viết lên bảng dòng chữ: “PHÉP CHIA”.

Cô nhỏ nhẹ: “Chúng ta đã học phép nhân thông qua bảng cửu chương rồi đúng không nào? Vậy nên hôm nay cô sẽ dạy các em phép chia. Bài học không khó tí nào, thậm chí còn thú vị nữa.”

Cô viết một số 8 thật lớn lên bảng rồi hỏi:

“Ai có thể trả lời cho cô biết một nửa của 8 là bao nhiêu nào?”

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Ngay lập tức cả căn phòng xôn xao hẳn lên, cả một rừng cánh tay xung phong trả lời. Những cô bé tóc thắt bím, im lặng chờ đợi cô gọi, ánh mắt háo hức. Những cậu bé trai tinh nghịch thì nhấp nhổm, đứng ngồi không yên, miệng hấp háy; có vài cậu bé như sợ bị giành mất cơ hội được trả lời, không nhịn được, liền lao xao, nói vọng lên: “Một nửa của 8 là 4, thưa cô.”

Hà mỉm cười hài lòng, bất chợt ánh mắt cô dừng lại nơi một cậu bé cao, gầy, nơi góc lớp. Trái với vẻ sôi nổi của cả lớp, cậu lại chỉ cúi mặt, im lặng. Đó là cậu học trò mới, tên Nam. Cậu vừa nhập học được một tuần, trễ hơn so với các bạn và dường như cậu chưa thể hòa nhập với môi trường mới. Ánh mắt của cậu cho cô thấy, cậu là một cậu bé thông minh, nhưng hơi rụt rè.

Hà nhẹ nhàng bước xuống bục giảng, tà áo cô bay nhẹ lên theo gió, khẽ khàng như thể sợ trái tim bé bỏng kia sẽ giật mình, sợ hãi.

Cô đến gần bên cậu và hỏi:

“Con không biết một nửa của 8 là bao nhiêu ư?”

Gương mặt bối rối ấy vẫn không ngước lên, chỉ có tiếng trả lời nhỏ:

“Con không hiểu. Làm sao một nửa của 8 lại là 4 ạ?”

“Ha ha. Cậu ấy thật ngốc. Dễ như vậy mà cũng không biết”, một vài đứa trẻ tinh nghịch trêu đùa. Những bé gái khác cũng che miệng cười vì sự ngốc nghếch của Nam, khiến cậu càng bối rối, tự ti hơn nữa, 2 bàn tay vặn vẹo vào nhau trông đầy khổ sở, mắt nhìn đăm đăm như muốn dính chặt lấy mặt bàn. Đưa ngón tay trỏ lên miệng, Hà ra hiệu cho cả lớp im lặng.

“Thế câu trả lời của con là gì nào? Con cho cô và cả lớp biết được không?” – Cô nhẹ nhàng khuyến khích.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Cậu bé ngượng nghịu đứng dậy, chầm chậm đi về phía bục giảng. Cô giáo chợt cảm thấy thương cảm trước dáng vẻ bé bỏng ấy. Dẫu biết rằng đôi khi những học trò nhỏ của cô tìm được câu trả lời thú vị của riêng chúng, nhưng biết đâu cậu chẳng có lấy một câu trả lời nào cả, và liệu trái tim nhạy cảm của cậu có chịu nổi trận cười của cả lớp? Hà cảm thấy đôi chút hồi hộp và lo lắng.

Cậu bé tần ngần đứng một lúc như muốn lấy lại sự bình tĩnh, rồi lúng túng lấy tay che bớt phần vòng tròn phía trên của số 8 và bước sang bên cạnh để cả lớp đều nhìn thấy.

“Một nửa của 8 là 0, thưa cô” – Cậu nói nhỏ.

Lũ trẻ bên dưới dường như chết lặng và choáng váng trước câu trả lời của cậu bé.

Rồi cậu dùng cả hai tay che luôn một nữa bên trái của số 8, giải thích:

“Và bây giờ, một nữa của 8 là 3, thưa cô”.

Chỉ mấy phút trước, tiếng cười nói còn lao xao, mà giờ đây, cả căn phòng lặng im như tờ, im lặng tới nỗi mà một cây kim rơi xuống sàn cũng có thể được nghe thấy. Đây rõ ràng là một đáp án mà không ai có thể chối cãi, nhưng Nam vẫn đứng yên trên bảng, mắt khẽ cúi xuống sàn nhà như chờ đợi phán quyết cuối cùng từ cô giáo. Trong lòng Nam không khỏi phân vân, liệu cô có có chấp nhận đáp án này của cậu không…

Bước về phía bục giảng, cô nhẹ nhàng nắm lấy đôi vai gầy của cậu, mỉm cười thật tươi:

“Câu trả lời thật tuyệt!” – Cô nói bằng giọng đầy thán phục – “Cô đã đi dạy lâu lắm rồi, vậy mà cô vẫn không biết. Hôm nay, con đã giúp cô và cả lớp khám phá ra một câu trả lời thật tuyệt vời!”

Khuôn mặt cậu bé rạng rỡ hẳn lên. Cậu ngẩng cao đầu tự tin trước ánh mắt tròn xoe đầy thán phục của cả lớp.

“Còn bây giờ, để cô chỉ cho con thấy một điều khác nữa nhé!” – Hà lấy trong cặp của mình ra 8 viên bi ve để lên bàn rồi hỏi cậu:

“Con đếm hộ cô xem có bao nhiêu viên bi?”

“Thưa cô, 8 ạ!” – Cậu trả lời thật nhanh.

“Còn bây giờ thì sao?”– Hà chia số bi ra làm 2 phần bằng nhau, ngước nhìn cậu bé rồi hỏi: “Con đếm xem mỗi bên có bao nhiêu viên?”

“Thưa cô 4 ạ!” – Cậu đáp.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

“Tốt lắm! Vậy nếu như cô giấu đi một nửa, tức là cô lấy đi một nửa của 8, thì cô còn lại bao nhiêu?” – Hà vừa hỏi nắm lấy một nửa số bi và giấu sau lưng.

Cậu chợt mỉm cười gương mặt bừng sáng:

“Thưa cô, còn lại 4. Con đã hiểu rồi ạ!” – Cậu thật hứng thú trước phát hiện mới này, vừa ngồi về chỗ ngồi, vừa lẩm nhẩm, “một nửa của 8 cũng là 4”.

Hà dõi theo theo bước chân của cậu, dáng người nho nhỏ, nhưng vững chãi, và cô cảm thấy tràn đầy niềm tin vào tương lai của cậu bé. Có lẽ rồi đây, cậu sẽ trở thành một con người tài năng. Hà cảm thấy mình may mắn khi được dạy dỗ một người học trò như vậy, và cũng cảm thấy thật may mắn vì mình đã không uốn nắn và ép cậu bé phải đi theo một khuôn mẫu cứng nhắc…

Giáo dục con trẻ thực sự yêu cầu người lớn đặt rất nhiều tâm huyết và nỗ lực. Bởi mỗi đứa trẻ có tình huống khác nhau. Có đứa trẻ thông minh chăm chỉ, có đứa trẻ khó tiếp thu, học chậm. Để giáo dục trẻ tốt nhất người lớn cũng cần tự xét lại chính mình, biết kiên nhẫn và hướng trẻ đến sự phát triển tư duy độc lập chứ không phải hướng chúng đến những khuôn mẫu của chính mình.

Phong Vân/DKN

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.