2 thời điểm uống nghệ tốt nhất để chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày và nhiều bệnh nặng khác

Tinh bột nghệ vốn rất tốt đối với sức khỏe, thế nhưng nhiều người vì quá lạm dụng hoặc uống sai cách mà dẫn đến tình trạng suy gan, suy thân luôn đấy ạ. Vậy phải uống tinh bột nghệ sao cho đúng cách để vừa phát huy được tác dụng mà nó vốn có đây các mẹ?

Em bị đau dạ dày do ăn uống thất thường, nhiều chị chỉ em uống tinh bột nghệ pha nước ấm vào mỗi buổi sáng sẽ rất khỏi và còn có tác dụng đối với da nữa. Thế nhưng, em cũng nghe nói là nhiều người uống rất tốt, nhưng một số khác lại phản tác dụng và gây ra những tác hại xấu đối với sức khỏe cho của người uống.

Thế nên, trước khi có ý định uống em phải tìm hiểu thêm thông tin về bài thuốc này xem như thế nào? Nghệ là một vị thuốc quý trong y học, đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Và tinh bột nghệ vàng cũng được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh như: điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, gan mật, phòng chống ung thư… cực kì tốt.

Không những vậy, tinh bột nghệ vàng còn được sử dụng để làm đẹp tuyệt vời cho chị em phụ nữ như: phòng ngừa và chữa trị nám da hiệu quả, xóa mờ sẹo và tàn nhang nhanh chóng, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá cực tốt, đặc biệt giúp làm mờ vết rạn da, bổ huyết, lưu thông máu cho chị em sau sinh cực hiệu nghiệm.

Vì những công dụng tuyệt vời này mà tinh bột nghệ vàng được các chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày như: làm gia vị cho món ăn hay pha uống với nước ấm. Và cách phổ biến nhất được chị em áp dụng chính là uống trực tiếp.

Tuy nhiên việc bổ sung tinh bột nghệ vàng bằng đường uống được các chị em áp dụng khá rộng rãi. Nhưng ít ai lại để tâm đến việc nên uống như thế nào, uống bao nhiêu, thời gian nào thì hiệu quả. Một số người thì cho rằng uống tinh bột nghệ trước sẽ tốt, người khác lại cho rằng uống sau ăn mới đạt hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc về việc uống tinh bột nghệ lúc nào tốt nhất.

Tinh bột nghệ rất tốt cho sức khỏe (Ảnh nguồn Internet).
Tinh bột nghệ rất tốt cho sức khỏe (Ảnh nguồn Internet).

Khi nào thì nên uống trước khi ăn

Trong tinh bột nghệ vàng chứa hàm lượng curcumin cao, đây là hợp chất có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và đốt cháy lượng mỡ thừa cực kì hiệu quả.

Cho nên, những người đang mắc phải một số bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc chị em nào muốn giảm cân nhanh chóng thì nên uống tinh bột nghệ vàng trước khi ăn 15 phút. Khi làm như vậy sẽ phát huy được tác dụng của tinh bột nghệ vàng một cách hiệu quả. Lý do được đưa ra là vì nếu như cơ thể chứa quá nhiều chất trước đó khi uống tinh bột nghệ thì tác dụng của tinh bột nghệ bị chặn lại và không hiệu quả.

Nếu ai muốn giảm cân thì có thể uống 1 ly thay cho bữa sáng, vừa khiến bạn không có cảm giác đói lại mang đến cho bạn 1 làn da rạng rỡ trong ngày hôm đó. Tinh bột nghệ giúp bạn không có cảm giác đói nhưng vẫn có năng lượng cho ngày mới. Kiên trì áp dụng sau 2-3 tuần sẽ nhận được kết quả, nhất là lượng mỡ vùng bụng sẽ bị tiêu hoa đáng kể.

Khi nào thì nên uống sau khi ăn

Mỗi ngày uống một cốc tinh bột nghệ vàng pha cùng mật ong hoặc sữa tươi giúp bạn có làn da đẹp, trị sạch nám và tàn nhang. Ngoài ra, nó sẽ giúp cơ thể kháng lại các bệnh như: hen suyễn, cảm cúm, mệt mỏi, đau họng, đặc biệt chữa trị viêm khớp và phòng ngừa ung thư thành công.

Nếu bạn đã lỡ ăn trước hoặc do bụng đói không thể uống tinh bột nghệ thì bạn có thể uống sau khi ăn xong sau 15 – 30 phút để cho thức ăn có đủ thời gian để tiêu hóa hết. Vào lúc đó, chất curcumin trong bột nghệ sẽ được hấp thụ một cách tốt nhất.

Ngoài ra, đối với người muốn tăng cân cũng có thể áp dùng uống tinh bột nghệ vàng sau khi ăn, vì nó sẽ giúp chúng ta tăng cân một cách nhanh chóng lại khá an toàn.

Thế nên, tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta sẽ chọn thời điểm uống trước hoặc sau khi ăn nhé. Một lưu ý hết sức quan trọng là, chúng ta có thể uống tinh bột nghệ trước ăn 15 phút hoặc sau ăn 20 – 30 phút trong trạng thái bụng không quá đói, cũng không quá no nhé.

Ngoài cách uống với nước ấm như bình thường thì các chị nhà mình cũng có thể uống với mật ong hay sữa tươi hoạc nắn thành viên theo 2 cách sau:

Cách 1: Uống tinh bột nghệ vàng với mật ong

Một ly nước tinh bột nghệ chỉ cần khoảng 2-3 thìa cà phê (khoảng 5-10gr) cùng với 100ml nước ấm và thêm 1 thìa mật ong hoặc sữa tươi cho dễ uống. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần trước và sau bữa ăn, dùng liên tục trong vòng 6-12 tháng sẽ cho hiệu quả cao nhất.

Cách 2: Nắn thành viên tinh bột nghệ với mật ong uống hàng ngày

Nếu không có thời gian làm nước uống mỗi ngày thì các mẹ có thể nắn thành viên để dành uống nhiều ngày. Tinh bột nghệ vàng và mật ong trôn lại rồi nắn thành viên để uống được lâu hay dễ uống hơn. Tuy nhiên để bảo quản viên tinh bột nghệ vàng này, mọi người nên cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần hoặc dùng hộp có nắp đóng kín lại.

Những lưu ý khi uống tinh bột nghệ mà ai cũng cần phải biết:

– Khi pha chế tinh bột nghệ vàng, không nên pha với nước sôi hoặc nước quá nóng. Tốt nhất nên sử dụng với nước ấm khoảng 40 độ C.

– Không nên uống tinh bột nghệ vàng khi quá đói sẽ làm chất curcumin trong tinh bột nghệ vàng sẽ bị phân hủy và không đạt hiệu quả cao trong sử dụng.

– Không nên uống tinh bột nghệ một cách tùy hứng, vì một là bạn sẽ không đạt được hiệu quả cao, hai là bạn có thể sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn khó chịu.

*****
*****

Mạnh dạn vứt kháng sinh đi, ở Việt Nam có ‘thần dược’ bổ phổi, trị phế ung rất hiệu quả

Cây cỏ trong vườn tuy đơn giản nhưng đều là vị thuốc, nếu vào tay thầy thuốc giỏi thì chẳng khác chi linh đan thần dược. Rau diếp cá là như vậy, đã được dùng để trị bệnh từ rất xa xưa, vô cùng hiệu quả.

Rau diếp cá mùi tanh như cá nên còn được gọi là “ngư tinh thảo”, ngoài ra còn có tên là lá giấp hay, trấp thái.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau diếp cá có rất nhiều tác dụng
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau diếp cá có rất nhiều tác dụng

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau diếp cá có một số tác dụng chủ yếu như sau:

Kháng virus: Kết quả nghiên cứu cho thấy, diếp các có tác dụng ức chế đối với nhiều loại virus; có khả năng kìm hãm tác dụng gây bệnh của echovirus. Tinh dầu diếp cá, dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống hay thuốc nhỏ mũi, đều có tác dụng phòng ngừa cúm ở mức độ nhất định. Nước cất diếp cá có tác dụng ức chế đối với virus gây bệnh mụn rộp (HSV).

Kháng khuẩn: Thuốc nước chế từ diếp cá tác dụng ức chế đối với vi khuẩn, như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn coli, trực khuẩn lỵ…

Kháng viêm: Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy, rau diếp cá có tác dụng kháng viêm rõ rệt.

Tăng cường miễn dịch: Nước sắc diếp cá, cũng như thuốc chế từ một số hoạt chất chiết từ diếp cá có tác dụng tăng cường khả năng diệt khuẩn của bạch cầu và của đại thực bào.

Theo Đông y, diếp cá nằm trong nhóm thuốc “Lương huyết tiêu độc” (mát máu, tiêu độc), diếp cá có vị cay, tính lạnh; vào các kinh Phế và Can. Vì vậy nó có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng. Đối với các chứng ho do phế nhiệt, phế ung, thủy thũng, nhiệt lỵ, bạch đới, mụn nhọt… đều rất hiệu nghiệm.

Nhiều thầy thuốc Đông y ví diếp cá như “Thần dược trị phế ung”, họ dùng rau diếp cá để chữa các chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… đặc biệt là chứng bệnh mà người xưa gọi là “phế ung” , tức là có những triệu chứng giống như áp-xe phổi trong y học hiện đại.

Một số bài thuốc đơn giản từ diếp cá:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Chữa phế ung và các chứng bệnh đường hô hấp: Giã lá diếp cá rồi vắt lấy nước hoặc đem diếp cá sắc với nước, rồi cho bệnh nhân uống.

2. Chữa chứng ho ra máu, khạc ra đờm ở bệnh nhân lao phổi: Diếp cá tươi (khoảng 30g), cho vào nồi đất, đổ ngập nước ngâm trong 1 giờ, sau đó đun sôi 1-2 phút (chú ý không được đun lâu), bỏ bã chắt lấy nước, đập một quả trứng gà vào trộn đều; ăn từ từ từng ít một; mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 20-30 ngày.

3. Chữa chứng ho ra máu trong bệnh viêm phế quản, viêm phổi: Diếp cá tươi 60g, phổi lợn 1 bộ, nấu thành món canh; ăn phổi và uống nước thuốc, cách 2-3 ngày ăn 1 lần, dùng liên tục khoảng 3-5 tháng. Nhìn chung diếp cá rất tốt cho những người bệnh phổi như viêm phổi, áp-xe phổi, viêm phế quản…

4. Chữa viêm tai giữa, sưng tắc tia sữa: Dùng toàn cây diếp cá khô 20g, hồng táo (táo tàu) 10 quả, nước 600ml; sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

5. Chữa mắt đỏ đau: Lá diếp cá giã nhỏ, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt khi ngủ, làm như vậy 2-3 lần là khỏi.

6. Chữa trĩ, lòi rom: Lá diếp cá 6-12g sắc nước uống; đồng thời sắc nước lấy hơi xông rồi rửa. Có thể kết hợp ăn sống hàng ngày, đồng thời lấy diếp cá tươi, giã nát và đắp vào chỗ bị trĩ, băng lại và thay mỗi ngày khoảng 2 lần.

7. Chữa tiêu chảy do nhiễm khuẩn trong mùa hạ: Lá diếp cá tươi 60g (khô 20g), sắc với nước, thêm chút đường trắng vào uống trong ngày.

8. Chữa viêm đường tiết niệu: Lá diếp cá tươi 30g, mã đề 15g, kim tiền thảo 15g; sắc với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

9. Chữa viêm tiền liệt tuyến cấp tính: Lá diếp cá tươi 60g, giã nát, đổ ngập nước vo gạo ngâm trong 1 giờ, sau đó bỏ bã, chia 2 lần uống trong ngày.

10. Chữa sốt cho trẻ hoặc người lớn: Dùng nước vo gạo mới và đặc đun sôi nhỏ lửa với lá diếp cá đã giã nhuyễn, khi nhừ thì lấy ra để nguội rồi cho trẻ uống ngày 3 lần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lưu ý: Lá diếp cá sống khi mới lấy về rất tanh và khó uống. Nhưng khi đã cho vào nồi đun sôi, vị tanh kia lại biến mất và rất dễ uống. Nếu bé thích uống thứ nước ngòn ngọt, bạn có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống hơn.

11. Chữa viêm amidan, viêm họng: Lấy rau diếp cá tươi ngâm trong nước nóng như ngâm chè rồi uống. Cũng có lấy diếp cá tươi xào hoặc nấu chín làm thức ăn để ăn.

12. Chữa nhiễm trùng đường tiết niệu: Lấy 50g diếp cá tươi hoặc 30g diếp cá khô, sắc lên và uống hàng ngày.

13. Chữa mụn nhọt ngoài da: Lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, một nửa đem giã nát, đắp lên vùng bị mụn, một nửa đem ăn sống, nếu không ăn được sống, có thể giã nát lấy nước uống với chút đường cũng được.

14. Trị viêm cổ tử cung, đau bụng dưới: Lấy 30 – 60g diếp cá tươi + 30g cả bồ công anh và kim ngân, thêm nước vào sắc uống hàng ngày.

Ngoài trường hợp dùng trị bệnh, có thể thường xuyên bổ sung món diếp cá vào thực đơn hàng tuần, ăn sống hoặc xào, nấu canh… như vậy cũng thu được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, diếp cá là một thứ có tính hàn (lạnh), không nên lạm dụng để tránh bị hao tổn dương khí, có thể sinh ra khí suyễn.

Theo Trithucvn

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.